Đổ mồ hôi đầm đìa ngay cả khi không vận động cảnh báo bệnh gì?

Dec,07,2022 09:06:01

Khi cơ thể con người ở trong môi trường nóng bức hoặc sau khi vận động mạnh, cơ thể đổ mồ hôi là điều bình thường. Lúc này một số chất thải trao đổi chất trong cơ thể con người cũng sẽ được thải ra ngoài, từ đó giải độc.

Tuy nhiên, một số người rõ ràng đang ở trong trạng thái tĩnh nhưng cơ thể không ngừng đổ mồ hôi. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật.

Hạ đường huyết

Khi hạ đường huyết xảy ra, do lượng đường trong máu giảm có thể khiến thần kinh giao cảm hưng phấn quá mức, từ đó kích thích tiết adrenaline. Người bệnh sẽ đổ mồ hôi đầm đìa kèm theo run tay, da nhợt nhạt, đánh trống ngực, chóng mặt, tim đập nhanh.

Nếu chứng tăng tiết mồ hôi là do hạ đường huyết gây ra, bệnh nhân có thể ăn một ít đường, bánh quy và các thức ăn khác một cách thích hợp, triệu chứng có thể cải thiện rõ rệt. Trường hợp nặng cần phải đến bệnh viện để truyền glucose vào tĩnh mạch.

Đổ mồ hôi đầm đìa ngay cả khi không vận động cảnh báo bệnh gì?

Ảnh minh họa. Bệnh cường giáp

Chức năng chính của tuyến giáp là tiết ra hormone tuyến giáp, có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể con người. Hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây đổ mồ hôi nhiều.

Do đó, những bệnh nhân này thường rất sợ nóng, dễ đổ mồ hôi, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh nên họ còn có các biểu hiện như cáu gắt, đói, ăn quá nhiều, sút cân, kém tập trung, chất lượng giấc ngủ kém.

Đổ mồ hôi đầm đìa ngay cả khi không vận động cảnh báo bệnh gì?

Ảnh minh họa. Hội chứng mãn kinh

Nếu phụ nữ trên 40 tuổi có các triệu chứng tăng tiết mồ hôi, hãy cảnh giác xem liệu đó có phải là do hội chứng mãn kinh gây ra hay không.

Sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, do chức năng buồng trứng suy giảm nên dễ gây rối loạn chức năng tự chủ dẫn đến đổ mồ hôi, nhất là về đêm có thể xuất hiện triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh nên chú ý điều tiết cảm xúc và chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, vận động,… để cải thiện hiệu quả các triệu chứng mãn kinh.

Còi xương

Nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ra nhiều mồ hôi cần cảnh giác xem có phải do còi xương hay không. Trẻ bị thiếu vitamin D có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi và phốt pho, gây ra các tổn thương ở xương.

Ngoài hiện tượng đổ mồ hôi trộm, những trẻ này còn hay quấy khóc về đêm, kèm theo triệu chứng cáu gắt, tóc thưa, tình trạng nặng hơn còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như chân chữ O, chữ X.

Đổ mồ hôi đầm đìa ngay cả khi không vận động cảnh báo bệnh gì?

Ảnh minh họa. U tế bào ưa crôm

Triệu chứng chính của pheochromocytoma cũng là tăng tiết mồ hôi, chủ yếu là kịch phát và đôi khi dai dẳng. Khi đổ mồ hôi, sắc mặt có thể đỏ bừng và trắng bệch, chân tay lạnh, đánh trống ngực.

Ngoài ra, trong thời gian khởi phát bệnh, huyết áp của người bệnh cũng tăng cao kèm theo triệu chứng đau đầu. Pheochromocytoma ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hiện nay chủ yếu điều trị bằng phẫu thuật.

 

By: Nguồn giadinhonline.vn

Đổ mồ hôi đầm đìa ngay cả khi không vận động cảnh báo bệnh gì? - Sức Khỏe