5 thực phẩm dễ ẩn chứa ký sinh trùng nhưng lại là món ăn khoái khẩu
Củ sen là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, tốt cho phổi và có tác dụng làm đẹp da nên được nhiều người yêu thích. Nhưng sen sinh trưởng trong nước bùn nên có thể chứa rất nhiều loại ký sinh.
Củ sen là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, tốt cho phổi và có tác dụng làm đẹp da nên được nhiều người yêu thích. Nhưng sen sinh trưởng trong nước bùn nên có thể chứa rất nhiều loại ký sinh.
Ngoài ra, bên trong củ sen còn có nhiều lỗ hổng, tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng sinh sôi. Vì vậy, phải làm sạch củ sen càng kỹ càng tốt trước khi sử dụng.
Ốc
Ốc sông có hương vị rất thơm ngon, nếu được tẩm ướp gia vị đa dạng thì sẽ càng đậm đà. Thế nhưng, điều mà mọi người không để ý là ốc sông là loại thực phẩm rất khó xử lý, về cơ bản là không thể loại bỏ hoàn toàn chất bẩn trong đó. Chính vì thế, nguy cơ ký sinh trùng rất lớn, mỗi con ốc có thể chứa tới từ 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống, buộc phải tiệt trùng bằng nhiệt độ cao.
Đặc biệt vào mùa hè, ốc sẽ sinh sôi với số lượng lớn nên số lượng ký sinh trùng cũng vì thế mà tăng theo. Hãy chú ý, bạn phải ăn ốc thật chín, nếu không sẽ cực dễ bị nhiễm khuẩn, tới lúc đó quả thực cái miệng làm hại cái thân.
Rau củ cũng có thể chứa nhiều ký sinh trùng, bạn nên đặc biệt cẩn thận khi sơ chế và chế biến.
Ếch
Ếch là loài động vật nhìn bề ngoài thì có vẻ gớm ghiếc, nhưng món thịt ếch lại được đánh giá là ngon hơn cả thịt gà, được nhiều người thích ăn. Dù luộc, hấp, thả lẩu, rán hay kho đều có hương vị thơm ngon.
Con ếch chủ yếu sinh trưởng ngoài tự nhiên, môi trường sống ẩm ướt, rất dễ bị ký sinh trùng. Đáng nói, các ký sinh trùng sinh ẩn náu trong ếch hoang dã không dễ bị loại bỏ ngay cả khi chúng được nấu chín ở nhiệt độ cao.
Những thực phẩm kể trên là những thực phẩm tương đối phổ biến và cũng được mọi người yêu thích. Hầu hết mọi người đều chưa nhận ra mối nguy hại cho sức khỏe, vẫn ăn chúng thường xuyên. Hãy nâng cao nhận thức để tránh đem họa cho bản thân và gia đình nhé.
Thịt trâu, bò sống hoặc tái
Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, không hề xa lạ, nhất là với những người trẻ tuổi hoặc người sành ăn. Nhưng thịt trâu hoặc bò khi ăn sống hoặc tái có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Trên thực tế có vô số người phải nhập viện do nhiễm trùng nguy hiểm khi ăn thịt bò, phổ biến nhất là sán dây bò.
Nang ấu trùng sán bò thường hay xuất hiện nhiều ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ mông... của trâu, bò. Khi người ăn phải, sán bám vào niêm mạc ruột thường ở phần trên hỗng tràng và hút chất dinh dưỡng. Con trưởng thành có chiều dài 4 -10m.
Sán dây bò chiếm thức ăn làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá… Vì chúng bò lung tung trong dạ dày nên gây ra đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon. Một số trường hợp còn có các triệu chứng như sụt cân, chóng mặt, đau đầu, thiếu máu hoặc thậm chí là hạ huyết áp… Lâu ngày còn có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Vì vậy, hãy đảm bảo luôn rửa sạch và nấu thịt chín kỹ. Dù dùng ăn lẩu thì nhiệt độ cũng phải đủ làm cho nước nóng sôi và tối thiểu phải đun sôi từ 4 - 5 phút mới có thể ăn.
Rau sống
Rau khi ăn sống cũng khiến chúng ta rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Chúng chứa rất nhiều ấu trùng có hại, nhất là sán lá gan lớn. Chúng thường xuất hiện ở tất cả các loại rau, tuy nhiên sẽ nhiều hơn ở các loại rau trồng thủy sinh so với rau trên cạn. Nếu môi trường trồng bị ô nhiễm thì lượng ký sinh trùng và nguy cơ lây nhiễm khi ăn phải sẽ càng tăng cao.
Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ.
Vì vậy đặc biệt chú ý khi trồng, sơ chế và ăn các loại rau sống. Dù các loại rau phổ biến như xà lách, cải cúc, rau má… hay các loại rau thủy sinh có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm nhất như rau cần, rau cải xoong, rau rút, củ niễng, ngó sen, rau ngổ, rau muống nước…
Trúc Chi (t/h theo Phụ Nữ Việt Nam, Lao Động)
By: Nguồn www.nguoiduatin.vn