Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Aug,17,2022 04:30:47

TTCT - Có những câu chuyện ở Hoài Khao mà du khách sẽ muốn nghe mãi, muốn lao vào tìm hiểu mãi… trong những ngày trải nghiệm homestay đích thực ở nơi đây.

 

Có những câu chuyện ở Hoài Khao mà du khách sẽ muốn nghe mãi, muốn lao vào tìm hiểu mãi… trong những ngày trải nghiệm homestay đích thực ở nơi đây.Mới đây, Phạm Quang Vinh - một phượt thủ khá nổi tiếng - cảm thán về tình trạng homestay "fake". Anh viết về những khu homestay do nhiều người có tiền đầu tư, thuê người bản địa quản lý, phục vụ nhưng thiếu đi cái hồn sâu đậm nhất của homestay, khiến khách du lịch tới mà thất vọng.

Vì thế, tôi đi tìm một nơi làm homestay đích thực, trải nghiệm những ngày sống và khám phá khó quên: xóm Hoài Khao - nơi có 34 hộ gia đình người Dao Tiền, thuộc xã Quang Thành, cách thị trấn Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) khoảng 20km, cách thành phố Cao Bằng 60km. Cuối tháng 4-2022, 7 homestay của xóm Hoài Khao của 7 gia đình đã đi vào hoạt động.

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Đi từ đỉnh núi Phja Oắc xuống, tôi theo hướng dẫn của Google Maps tìm tới homestay Nhất Nhất của xóm Hoài Khao. Bản đồ chỉ ra thị trấn Nguyên Bình. Nhưng gần đến ngã ba Sơn Đông, bỗng thấy bên đường có tấm bảng gỗ chỉ đường vào xóm du lịch cộng đồng Hoài Khao, trong lúc Google Maps vẫn cứ chỉ dẫn đi theo một đường khác.

Tôi gọi cho Lý Hữu Nhất - chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Thành, 1 trong 7 chủ nhân làm homestay ở Hoài Khao - để hỏi. Hóa ra, Google Maps chỉ sai.

Và thế là chúng tôi chụp ảnh, gửi thông tin lại cho Google Maps đề nghị chỉnh sửa. "Bọn em cũng nghe nhiều người than rằng theo Google Maps thì bị lạc, nên các bác giúp lên tiếng để Google chỉnh lại cho đúng thì tốt quá" - các bạn trẻ đang làm chủ các homestay như Nhất, Đức... cảm ơn rối rít.

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Chuyện ấy cho thấy xóm Hoài Khao chưa phải là một địa chỉ thật phổ biến. Mà phổ biến sao được khi mãi đến đầu năm 2022 xóm này mới có điện, cách đây hai năm mới có đường bêtông đủ rộng cho xe 16 chỗ chạy vào tận nơi.

Lý Hữu Nhất cho biết Nhà nước đã đầu tư vào xóm này hơn 30 tỉ đồng để phát triển du lịch cộng đồng. Huyện Nguyên Bình và tỉnh Cao Bằng chọn xóm Hoài Khao để đầu tư hỗ trợ bởi đây là nơi hiếm hoi còn giữ được khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa của người dân tộc Dao Tiền.

Và nhất là 34 gia đình người Dao Tiền ở đây rất nghèo.

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Những ngôi nhà của người Dao Tiền đều giống nhau một điểm: ngay cổng vào có một ngôi nhà gỗ be bé xinh xinh dùng làm nơi chứa lương thực cho gia đình.

Cả xóm ở trên đồi, nhìn xuống cánh đồng ruộng bậc thang. Ngay giữa cánh đồng nhô lên một khoảnh đất hình tròn, tre cắm rào bao quanh. Hỏi thì mới biết, ngày xưa đó là một ngọn đồi.

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Để tăng diện tích đất trồng lúa lấy cái ăn cho bà con, cả bản họp lại, thống nhất san quả đồi. Thầy mo sau khi cúng vái cũng cho biết Thổ công đồng ý.

Họ cùng nhau san phẳng quả đồi nhưng chừa lại một khoảnh đất hình tròn nhô lên để con cháu đời sau biết được rằng ngày xưa nơi đây từng là một quả đồi. Vào mùa thu hoạch lúa, người Dao Tiền cúng tạ ơn Thổ công.

Từ ngôi làng, đi chừng 1,5km đến một ngọn núi khác, bắt đầu hành trình văn hóa độc đáo nhất ở đây: lấy sáp ong Khoái mang về in hoa văn trên váy áo của phụ nữ Dao Tiền.

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Nhưng người Dao Tiền ở Hoài Khao không bao giờ khai thác mật. Họ chỉ có hai hang ong Khoái với khoảng 50 tổ ong. Chừng tháng 6 âm lịch, ong Khoái bay đi hết, để lại những chiếc tổ to vàng óng sáp ong và không còn một tí mật nào. Đến mùa xuân, các đàn ong Khoái mới quay về làm tổ. Sản phẩm duy nhất của ong Khoái mà người Dao Tiền ở Hoài Khao khai thác là sáp ong.

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Sau khi bầy ong bay đi, thầy mo coi ngày giờ lên lấy tổ. Năm nay, họ chọn ngày rằm tháng 7. Hôm ấy, họ sẽ làm lễ cúng, xong xuôi trai tráng trong xóm sẽ bắc giàn leo lên lấy tổ. Những chiếc tổ ong ấy mang về nấu lên rồi chia đều cho cả xóm.

Người Dao Tiền dùng sáp ong Khoái vẽ những hoa văn ở chân váy phụ nữ. Trên những tấm vải màu trắng, họ lấy sáp ong vẽ hoa văn lên, rồi mang đi nhuộm chàm. Những đường vẽ bằng sáp ong Khoái để lại trên trên váy chàm những hoa văn đẹp mắt màu trắng ngà.

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Chẳng ai biết những đàn ong ấy di cư đi đâu, nhưng những người già nhất của xóm Hoài Khao nói rằng nhiều đời nay họ vẫn chỉ đợi những đàn ong bay đi, để lại cho những chiếc tổ đầy sáp ong quý, và rồi đàn ong lại bay về...

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Những người Dao Tiền mới làm homestay tiếp đón khách bằng tấm lòng hồn hậu vốn có. Mấy ngày trước khi đến Hoài Khao, tôi nhắn tin cho Nhất để "xin thực đơn". Anh chàng im thin thít hai ngày liền. Tôi gọi hỏi thì Nhất bảo: "Chắc bọn cháu không tiếp được rồi, vì ở đây không có thực đơn ạ".

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Tôi ngỡ ngàng nói: "Mình không xin thực đơn để đặt món như dưới xuôi đâu, mà chỉ hỏi để đặt cho vừa sức ăn thôi. Vậy người Dao Tiền ăn gì thì cho bọn mình ăn y như thế nhé". Khi ấy, Nhất mới cười sảng khoái: "Vâng, thế là bọn cháu yên tâm rồi!".

Bữa cơm tối đầu tiên ở Hoài Khao, Nhất bưng lên một mẹt to.

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Mẹt thức ăn tỏa hương gia vị thơm nức.

Anh chủ tịch Hội Nông dân xã đi làm về thì lao vào bếp nấu nướng. Cô vợ đi hái các loại lá cây rừng, chuối rừng. Chu Thị Hạnh, vợ Nhất, cười: "Ngày thường ở nhà cháu đều thế ạ. Anh ấy nấu ăn chính, cháu chế biến lặt vặt. Đàn ông người Dao Tiền phần lớn đều phụ vợ chuyện bếp núc ạ".

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Bộ trang phục xinh đẹp của các bà, các chị Dao Tiền với hoa văn được in bằng sáp ong

Đi xem người Dao Tiền khai thác sáp ong

Kỹ thuật in hoa văn trên váy áo bằng sáp ong Khoái là một nghề độc đáo, thấm đẫm nét văn hóa đặc trưng của người Dao Tiền. Và đặc biệt, nó lưu giữ được những nếp sinh hoạt có từ ngàn xưa của người Dao Tiền.

Nếu ở mọi nơi khác, sản phẩm số 1 của ong Khoái là mật, thì với người Dao Tiền ở bản Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, họ chỉ lấy mỗi sáp ong sau khi đàn ong bay đi. Hằng năm, ong kéo về làm tổ vào mùa xuân, khi trăm hoa đua nở.

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Làm thang bằng cây mai cầy vầu để lấy tổ ong cheo leo trên vách đá ở độ cao tầm 30-40m

Rồi đến tháng 6 âm lịch, nó kéo nhau bay đi, để lại những tổ sáp vàng óng. Đó cũng là lúc người dân bản Hoài Khao mời thầy mo xem ngày để khai thác. Năm nay, thầy mo xem ngày đẹp là vào rằm tháng 7.

Ngặt nỗi, ngày này người dân Dao Tiền cũng cúng kiếng lớn, bận bịu. Thế là thầy mo xem lại, và ngày 1-7 (nhằm ngày 29-7 dương lịch) âm lịch được xem là ngày tốt.

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Tổ ong Khoái thu hoạch được

Một ngày trước lễ khai thác tổ ong, người dân xóm Hoài Khao tất bật chuẩn bị. Thanh niên trai tráng thì lo chặt cây mai cầy vầu để làm thang cột vào những thân cây gần hang ong, để sau khi thầy mo cúng tạ ơn thần núi, thần ong thì họ trèo lên, cầm cây sào chọc cho các tổ ong rớt xuống.

Cánh phụ nữ lo đi khiêng chảo từ nhà trưởng bản đến Nhà sinh hoạt cộng đồng, cũng như vác củi đến góp cho việc nấu sáp ong. Trong đêm, khi nấu sáp ong thì cả bản tụ họp ăn uống, và mỗi nhà đều có đóng góp như gạo nếp, gà, lợn…

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Thầy mo cúng thần núi, thần ong trước khi khai thác

Sau khi sáp ong nấu xong, lược bỏ cặn cho ra thành phẩm rồi chia đều cho 34 hộ gia đình trong bản cùng 7 hộ ở gần bản. Năm nay, bản thu hoạch được 62kg sáp ong, và sau khi nấu thì còn được 52kg thành phẩm. Như vậy mỗi hộ được hơn 1kg, đủ để sử dụng in váy áo sử dụng và làm sản phẩm phục vụ du lịch.

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền

Người Dao Tiền nấu sáp ong

Nội dung và ảnh:

CAO HUY THỌ - MÁC KHAM

Thiết kế:

By: Nguồn dulich.tuoitre.vn

Lên Hoài Khao, ngắm sáp ong, ăn món Dao Tiền - Điểm Đến